CHIA SẺ

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

GIỚI THIỆU VỀ CÂY ME TÂY



Cây Me Tây

Tên phổ thông : Me Tây, Cây Còng, Muồng Ngủ, Muồng Tím, Cây Mưa…
Tên khoa học  : Samanea saman.
Họ thực vật     : Đậu – Fabaceae
Nguồn gốc xuất xứ : Châu Mỹ
Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán , lá: Cây gỗ cực lớn, cao từ 15-25 m, điều kiện thích hợp có thể cao đến 50m, gốc có bạnh vè lớn. Đường kính thân và tán cây rất lớn, có khi tán cây rộng đến 30m. Tán lá rất rậm rạp, luôn luôn xanh có hình mâm xôi hay hình dù. Vỏ cây màu nâu đen. Lá kép lông chim hai lần chẵn, mang từ 6-16 cặp lá nhỏ, lá ngủ trước khi mặt trời lặn hoặc trời vần vũ chuyển mưa nên có tên là cây mưa.

Hoa, quả, hạt: Cụm hoa đầu, hoa nhỏ có năm cánh dính màu hồng hoặc tím nhạt, khi nở bung ra rất đẹp và thơm. Quả đậu, dẹp, không nứt, màu đà đen, dài 10-20 cm. Hạt 10 – 15 có cơm dính.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với: mọi điều kiện khí hậu thời tiết, từ vùng biển cực kỳ khắc nghiệt cho đến vùng trung du, đồi núi. Phù hợp với đa số các loại đất, có khả năng chịu hạn rất cao. Lượng mưa thích ứng từ 600-3000 mm.

Công dụng quan trọng của cây me tây là làm cây che bóng, cây cảnh quan rất tốt do cây mọc nhanh, có tán đẹp và rộng, cây ít bị trốc đổ khi có gió bão. Có thể trồng trên đường phố, công viên, trường học, bệnh viện, các khu dân cư lớn.